Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


...:: MÃI NHỚ VỀ NHAU ::...
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
1101 Số bài - 45%
422 Số bài - 17%
356 Số bài - 15%
182 Số bài - 8%
162 Số bài - 7%
103 Số bài - 4%
33 Số bài - 1%
27 Số bài - 1%
20 Số bài - 1%
15 Số bài - 1%
MU Vũ Thiên Season 6.5 OpenBeta Lúc 12:00 - 23/1/2013 lượt xemMU Vũ Thiên Season 6.5 OpenBeta Lúc 12:00 - 23/1/2013 - 17380 Xem
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2012 lượt xemChúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2012 - 15359 Xem
Mu Bạch Mã Open 13h Ngày 20/9/2012, lượt xemMu Bạch Mã Open 13h Ngày 20/9/2012, - 15226 Xem
Mu open 12 tháng 9 MuKhổngTước.com mu không webshop Mu hay nhat lượt xemMu open 12 tháng 9 MuKhổngTước.com mu không webshop Mu hay nhat - 12494 Xem
Sự Kiện]Mu Đoạt Mệnh - Đoạt Mệnh Phong Vương Open Beta lượt xemSự Kiện]Mu Đoạt Mệnh - Đoạt Mệnh Phong Vương Open Beta - 12078 Xem
Những câu nói hay lượt xemNhững câu nói hay - 10482 Xem
Share acc VIP 4share.vn lượt xemShare acc VIP 4share.vn - 9767 Xem
[Share]File host + dải IP vào facebook (update 15/08/2011) lượt xem[Share]File host + dải IP vào facebook (update 15/08/2011) - 8608 Xem
Tổng hợp các bản GHOST ổn định đa cấu hình lượt xemTổng hợp các bản GHOST ổn định đa cấu hình - 6412 Xem
Giới thiệu về phương pháp phân tích SWOT lượt xemGiới thiệu về phương pháp phân tích SWOT - 5551 Xem
Bài gửiThời gianNgười gửi
Bình chọn
Thống kê bài viết
Bài viết trong ngày
Các bài viết trong tháng
Thống kê tổng thể
Topic sôi nổi nhất
Topic xem nhiều nhất
Thành viên có nhiều chủ đề nhất
Thành viên post bài nhiều nhất trong 1 tuần
Thành viên post bài nhiều nhất trong tháng
Top poster
Số topic trong tháng
Thống kê thành viên
Diễn Đàn hiện có 872 thành viên

Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Justinevodo

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 2615 in 1405 subjects

Share | 
 

 LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Mr.Phieudu236
Administrator
Administrator

Mr.Phieudu236

Bài viết Bài viết : 1101
Điểm Điểm : 2664
Voted Voted : 164
Gia nhập Gia nhập : 22/02/2011
Age Age : 34
Đến từ Đến từ : C:\WINDOWS\System32
Thành tích Thành tích :
LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-admin1LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-smod1LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-modLV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-50LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-100LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-150LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  M-200

LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  Empty
Bài gửiTiêu đề: LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"    LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"  I_icon_minitimeSun Jun 19, 2011 4:16 pm











Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và 3 phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 8 mục., Luận văn
dài 228 trang, dưới đây là 1 phần trich dẫn của bài

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước mà vấn đề then chốt là xây dựng Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiệm vụ củng cố, hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để xây dựng Nhà nước pháp
quyền, cần cải cách nền hành chính quốc gia, song trùng với những cải
cách tư pháp để hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ quan tư
pháp thực sự sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, vì công lý,
công bằng xã hội, theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là:
Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm
minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh
quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức, bảo vệ trật
tự, kỷ cương, đảm bảo và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức và công dân [23].
Đi đôi với những định hướng chiến lược này, việc cải cách tư pháp còn
hướng tới giải quyết những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, cụ thể: Kịp
thời giải quyết có hiệu quả của các vụ khiếu kiện yêu cầu bồi thường do
bị oan, sai trong hoạt động tố tụng, kết hợp với việc xây dựng cơ chế,
chính sách để mang lại bước phát triển thực sự đổi mới của hệ thống tư
pháp từ Trung ương tới địa phương.
Nhưng so với những định hướng trên, hiện nay tổ chức và hoạt động của
hệ thống cơ quan tư pháp vẫn chưa có những bước đột phá để đáp ứng với
yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó điều tra, truy tố, xét
xử vẫn còn để gây ra oan, sai cho công dân. Đối với nhiều địa phương,
khi có oan, sai xảy ra nhưng cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) lại chưa
kịp thời giải quyết việc bồi thường cho người bị thiệt hại, từ đó gây
bất bình trong dư luận nhân dân, tạo ra một trong số tác nhân gây cản
trở cho công tác cải cách và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung. Vì vậy, việc khắc phục thiệt
hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra đang là vấn đề có
tính thời sự trong khoa học pháp lý nói riêng và trong định hướng cải
cách tư pháp nói chung.
Hiện nay, ngoài quy định của Hiến pháp và Bộ luật dân sự (BLDS) 1995,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để từng bước cụ thể hóa
việc giải quyết loại trách nhiệm nhà nước (TNNN) bồi thường thiệt hại
(BTTH) do hoạt động của cơ quan và người có thẩm quyền của cơ quan THTT
gây ra. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều sự bất cập cả trong việc lập
pháp, lập quy lẫn cơ chế bảo đảm thực hiện loại TNNN này. Với những lý
do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra", về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn sẽ góp phần giải quyết tốt hơn vấn đề có tính thời sự cấp thiết này.
2. Tình hình nghiên cứu
Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra
(người có thẩm quyền THTT) là một trong số nội dung quan trọng trong
pháp luật dân sự các nước và của Việt Nam.
Ở nhiều nước, vấn đề BTTH trong hoạt động tố tụng cũng như thiệt hại do
hoạt động tố tụng gây ra đã được các nhà nghiên cứu lý luận và luật
pháp đề cập đến, trong đó có những công trình đã được công bố, như: "BTTH do xâm phạm quyền tư pháp", (Nxb Tòa án nhân dân, 1999) và "Thực tiễn bồi thường án sai", (Nxb Tòa án nhân dân, 1999) của hai tác giả Trung quốc Dương Lập Tân và Trương Bộ Hồng; "Thực hiện trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền tố tụng" của Giáo sư tiến sĩ Mapozova (Viện Nhà nước pháp luật Mátxcơva) - Liên bang Nga; "Nguyên tắc bảo hộ người bị hại trong quá trình tố tụng hình sự" của tác giả Crabosky (Australia năm 1989)...
Ở Việt Nam, "BTTH do người có thẩm quyền cơ quan THTT gây ra" đã được đề cập nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Các bài viết đăng tại các tạp chí chuyên ngành như: "Bàn về trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự" của tác giả Nguyễn Thanh Tịnh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3 tháng 5 năm 2000, Bộ Tư pháp; "Xác định trách nhiệm đền bù thiệt hại giữa cơ quan và cá nhân gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự",
của Tưởng Bằng Lượng, Thẩm phán TAND Tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 1 tháng 2 năm 1999. Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu
cá nhân và tập thể với quy mô và cấp độ chuyên sâu, bài bản như đề tài
khoa học cấp Bộ: "BTTH do bị bắt, giữ, xét xử oan, sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới" do tiến sĩ Dương Thanh Mai chủ trì, hoặc luận văn thạc sĩ luật học: "BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra" của tác giả Nguyễn Hữu Ước thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Về tổng thể, ở nước ta, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào về "BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra" được nghiên cứu một cách có hệ thống ở cấp độ luận án tiến sĩ về vấn đề này.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định và thực tiễn giải quyết
mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và công dân qua việc thực hiện TNNN
BTTH trong các vụ việc oan, sai mà các cơ quan và người có thẩm quyền
THTT gây ra.
* Phạm vi nghiên cứu: BTTH do người có thẩm
quyền của cơ quan THTT là đề tài rộng, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp
về cả lý luận và thực tiễn. Đề tài nghiên cứu liên quan đến cơ quan
THTT là cơ quan nhà nước được giao thực thi quyền tư pháp, tiến hành
các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và giải quyết các vụ
việc tranh chấp xảy ra trong xã hội. Hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ
quan THTT là hoạt động liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều
mối quan hệ đan xen, có sự tham gia của nhiều cơ quan và chịu sự điều
chỉnh của nhiều loại quy phạm của cả luật nội dung lẫn hình thức. Đặc
biệt, hoạt động này lại phải tuân theo những trình tự, thủ tục tố tụng
khác nhau (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng
lao động...), vì vậy, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đề tài giới hạn
ở những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết BTTH do người
có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra cho người bị oan, sai trong hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử mà điển hình là bồi thường oan, sai về
hình sự. Trên thực tế, dù hoạt động theo trình tự, thủ tục tố tụng nào
thì gây oan, sai cho công dân là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, do
khi thi hành công vụ, người có thẩm quyền THTT đã có hành vi hoặc quyết
định tố tụng trái pháp luật, xâm phạm quyền tư pháp. Việc nghiên cứu sẽ
tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về BTTH
do bị oan, sai mà người có thẩm quyền THTT gây ra với tính chất thực
hiện TNNN từ hoạt động của cơ quan THTT. Việc giải quyết BTTH giữa cơ
quan THTT và người bị oan, sai được đặt trong mối quan hệ lợi ích giữa
Nhà nước và công dân khi thực thi quyền lực tư pháp.
* Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Làm rõ được đặc điểm, nội dung, bản chất của TNNN trong việc BTTH do
người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra khi tiến hành các hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử.
- Phân tích để thấy được thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết
BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra phát sinh từ thực tiễn hoạt
động của các cơ quan THTT hiện nay.
- Căn cứ vào định hướng xây dựng pháp luật, thực trạng pháp luật và
thực tiễn giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây
ra để đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do người
có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của việc giải quyết BTTH đối với các vụ việc có oan,
sai do người có thẩm quyền THTT gây ra trong thực tiễn hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án trước hết được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, kết hợp với việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ từng luận điểm khoa học, luận án còn sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, thống kê và các phương
pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác.
5. Những điểm mới về mặt khoa học của luận án
Về nguyên tắc, yêu cầu tuân thủ pháp luật không loại trừ bất cứ ai, kể
cả Nhà nước - chủ thể có quyền ban hành pháp luật. Nghiên cứu TNNN
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan
THTT, vừa khẳng định quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với
mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, vừa phù hợp với cách tiếp
cận của khoa học pháp lý hiện đại.
Thứ nhất,
luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối toàn
diện và có tính hệ thống những vấn đề pháp lý chủ yếu của trách nhiệm
BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra.
Thứ hai,
trong luận án đã xây dựng được lý thuyết về trách nhiệm BTTH do người
thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra, bằng việc tiếp cận theo ba phương
diện: Là một chế định đặc thù của luật dân sự mang tính chất của chế
định BTTH ngoài hợp đồng; là loại hình TNNN do thực thi quyền tư pháp
của các cơ quan THTT; là nghĩa vụ của Nhà nước BTTH do người có thẩm
quyền THTT xâm phạm quyền tư pháp, gây oan, sai dẫn đến thiệt hại về
vật chất và tinh thần cho công dân trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử.
Thứ ba, luận án làm rõ được những vấn đề pháp lý
cơ bản của trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây
ra như khái niệm, bản chất, cơ sở xác định, nội dung, đặc thù, cách
thức thực hiện trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra.
Thứ tư,
luận án đã làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề điều
chỉnh pháp lý việc Nhà nước giải quyết BTTH cho công dân bị oan, sai
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT.
Thứ năm,
đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH trong
hoạt động chức năng của các cơ quan THTT và các biện pháp khả thi nhằm
tăng cường TNNN đối với việc BTTH cho công dân do bị oan, sai, đảm bảo
cho pháp luật được công bằng, xây dựng nền tư pháp XHCN của dân, do
dân, vì dân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu trong luận án này có thể làm tài liệu có tính
chất tham khảo, vận dụng vào hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật
về trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra. Các
quan điểm khoa học trong luận án về giải quyết BTTH do người có thẩm
quyền của cơ quan THTT gây ra có thể dùng tham khảo được trong quá
trình thi hành và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, luận án cũng có giá trị
là tư liệu tốt phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lý luận về TNNN
đối với công dân tại các cơ sở đào tạo luật, cũng như đào tạo công chức
nhà nước. Luận án góp phần làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận của
các cơ quan tư pháp trong việc đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước
công dân khi nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tăng
cường trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền THTT trong khi thi
hành công vụ, bảo đảm cho hoạt động tố tụng thể hiện đúng bản chất dân
chủ của quyền tư pháp.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 8 mục.

Để DOWNLOAD vui lòng đọc hướng dẫn tại: https://lop12n.forum-viet.com/t842-topic#1947


Chữ ký của Mr.Phieudu236



Về Đầu Trang Go down
https://lop12n.forum-viet.com
 

LV ThS: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Quản trị xúc tiến thương mại
» sổ tay VBulletin - cần thiết cho người tập làm 4rum VBB
» VnTools 1.1.4 bộ cung cụ tiện ích cần thiết cho WORD và EXCEL
»  Ngắm 14 cây cầu nổi tiếng nhất thế giới :Những công trình kiến trúc vĩ đại luôn thu hút sự quan tâm của du khách đến tham quan và khám phá, trong đó có 14 cây cầu nổi tiếng thế giới.
» Cây cối cũng hành xử như con người
Share
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: ...::DOWNLOAD TÀI LIỆU TRẢ PHÍ::... :: ...::Luận văn cao học::...-
Chuyển đến 
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
...:: CÔNG CỤ TÌM KIẾM TRÊN DIỄN ĐÀN ::...
Loading